Kinh nghiệm chữa trị chào mào cắn đuôi-cắn lông

Sở hữu chú chim rất hay, nhưng lại bị lỗi cắn đuôi hoặc cắn lông. Vậy phải làm sao để có thể khắc phục và điều trị nó. Anh em hãy tìm hiểu cùng với admin chaomaohue nhé!


Mục lục:

Từ một chiến binh, giờ phải chịu áp lực từ việc Chim cắn đuôi-cắn lông làm chú chim phải xấu xí dẫn đến việc mất giá trị của chú chim. Vậy nguyên nhân của viêc chào mào cắn đuôi là gì?

1. Nguyên nhân của chào mào cắn đuôi-cắn lông

Đầu tiên, chim mào không tự nhiên cắn phá đuôi của mình nếu không có sự tác động của chủ chim hoặc 1 yếu tố khách quan bên ngoài. Thường các chú chim trời hầu như sẽ không bị lỗi này, nếu bị thì chỉ 1000 con có 1 con bị ngoài trời thôi. Do trúng chú chim ở vùng thiếu trái cây, ăn uống không đúng, môi trường sinh hoạt không hợp lý…

Nhưng vì sao mình lại viết bài viết này, bởi vì chúng ta nuôi chim nhốt trong lồng thì thường chỉ theo chế độ của bản thân mình mà không tìm hiểu về đời sống của chú chim. Dẫn đến tình trạng tật lỗi cắn lông-cắn đuôi…

Tật lỗi của chú chim sẽ dựa vào con người mình. Bạn phải hiểu rõ chú chim phải cần những điểm: Chế độ ngủ-nghỉ-ăn uống-tắm… phải phù hợp, vậy phù hợp như thế nào?

Bạn cần cho chim ngủ nghỉ sớm để chim khỏe mạnh, bên cạnh đó cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tắm thường xuyên để chim không bị các tật cắn lông khi ăn uống quá nóng làm chim ức chế, thiếu tắm làm chim phải sỉa dẫn đến cắn lông-đuôi..

Từ những nguyên nhân trên, vậy nếu chim đã và đang bị tình trạng cắn đuôi thì ta sẽ phải khắc phục như thế nào. Hãy tìm hiểu dưới đây!

2. Cách khắc phục và những điều lưu ý

Nếu chim đang bị lỗi cắn đuôi-cắn lông, bạn hãy áp dụng các biện pháp về chế độ ăn uống là đầu tiên. Cần phải tìm hiểu và thay đổi chế độ.

Cám là thứ thường xuyên sử dụng nhất trong ngày. Trong cám thường có rất nhiều chất để tăng lửa cho chim nên sẽ làm chú chim nóng dẫn đến bộ lông sẽ không được đẹp và sẽ làm chim có thoái quen sỉa dần dần và khi ức lên sẽ cắn lông.

Cám nóng thì bạn cần phải  thêm vào nhiều đồ tươi như Trái cây mát(cam-bình bát-đu đủ-cà rốt hấp…) kết hợp thêm trứng kiến và dế cũng rất tốt và chế độ này sẽ làm chim dịu lại. Đi phân sẽ hơi lỏng để giảm bớt độ căng của chim và thêm các chất dinh dưỡng cho lông.

Nếu có bột dưỡng thì bạn cũng có thể trộn một ít, và nếu chim đi phân quá lỏng thì bạn có thể cho chim ăn một nữa trái chuối hườm để đường ruột chim sẽ không bị ảnh hưởng.

Ngoài chế độ dinh dưỡng về ăn thì chế độ tắm cũng rất quan trọng. Có thể phía trong lông chim đang có nhiều chú rận-mạt và các kí sinh trùng khác làm chim ngứa ngáy, rỉa lông rất nhiều và thành thói quen cắn lông cũng như cắn đuôi

Tắm chỉ cần 2 ngày 1 lần, dùng muối sống hòa tan với nước(mức độ loãng thôi nhé) cho chim tắm đều 4~6 lần kèm phơi nắng sau khi tắm 30 phút. Vì tắm nước muối lông sẽ hơi khô, nên các bạn nhớ trái cây mát để phục hồi lông cho chim nha.

Hơn nữa, ngoài thị trường cũng có rất nhiều loại nước tắm cho chim để đỡ sỉa, rỉa lông. Loại này cũng khá tốt, áp dụng thay nước muối loãng cũng ok nhé!

Chế độ nghỉ ngơi cũng cần phải đảm bảo cho chim không được ngủ khuya, không được móc trên các chỗ ô nhiễm như trên Chuồn heo- chuồn gà- chuồn bò…

Áp dụng các đều trên thì các bạn cũng cần lưu ý các điểm sau:

Đã ăn cám nóng rồi thì không được cho ăn sâu gạo, không được dính thức ăn thức uống trên lông chim(nên tắm thường xuyên).

Tắm nước muối loãng 4~6 lần nếu vẫn chưa hết  bệnh thì nên mua các loại dung dịch tắm ở thị trường(chuyên trị sâu lông)

Lồng chim cũng phải vệ sinh đều để tránh các kí sinh trùng gây cho chim bị ngứa ngáy. Phơi nắng thường xuyên cả chim-lồng-khăn trùm…

Hạn chế cho chim quá căng làm ức chim. Nên xả lửa bằng cách cho chim chơi dàn đến hết sức và về cho một miếng cam để bồi bổ lại chứ đừng cho ăn thêm đồ vào lửa nữa nhé!

Chúc các bạn áp dụng các biện pháp thành công để chú chim của mình không còn bị bệnh cắn đuôi-cắn lông nữa nhé!

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn

Quảng cáo

Quảng cáo