Mẹo tập giọng hót cho chim chào mào nhanh ra bọng

Bạn đang có một chú chim chào mào con, chào mào lứa, chào mào trời.v.v. Nhưng không biết phải làm sao để chim có nhiều giọng hay, chuẩn…Hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!


Chào mào thực tế là một loài chim như những chú chim khác vậy, đều có tập tính thói quen dựa theo sự lặp đi lặp lại.

Bạn đừng thấy ban đầu như vậy mà nản về giọng hót của chào mào.

Có các phương pháp sau để cho chú chim học giọng.

1. Học giọng khi còn chim con-chim lứa

Thời điểm chào mào con nuôi lên sau 3 tháng hoặc chào mào lứa chưa đỏ tách má là thời điểm chào mào chưa có giọng.

Nó đơn thuần như con người mình chưa biết nói khi còn nhỏ, và cần cha mẹ-anh/chị hay mọi người tập mới nói được.

Vậy đơn giản là bạn nên cho chú chim non của mình học giọng chào mào mồi qua tiếng hót bằng video hoặc qua giọng hót thật của chim trong nhà khi treo sát với nhau.

Cách này rèn luyện chú chim dù có ngu dốt thì cũng tập được 1 phần nào, thực chất cũng tùy vào bản chất của chú chim nữa nhé!


2. Học giọng khi chim trời vừa bẫy vào

Bạn có thật sự nghĩ chào mào trời(chào mào rừng) bẫy về là giọng hay không?

Ngoài trời nó không được học giọng tốt thì nó cũng không phải giọng hay, nhưng  thực tế bản chất con chim hay thì dù nó là trời đỏ má rồi vẫn có thể học giọng được nhé.

Cách học giọng chim trời có khó hơn chim lứa, nhưng khi đã tiếp thu thì nó có thể tạo ra nhiều giọng lạ và hay hơn nữa.

Chính vì vậy bạn nên cho chú chim trời học giọng ở không gian lồng avi hoặc móc chim ngoài vườn nhiều cây cối, từ không gian này chim sẽ tập trung và thấy như đang ở thiên nhiên. Thoải mái được ra giọng với các giọng chim mồi.


3. Học giọng mái

Bạn cũng có nghe về việc chim lọt giọng mái rồi đúng không nào.

Giọng mái thì quýt riều như chim mái. Đó là giọng cực kì dễ cho các chú chim, vì thế nhiều người hay nói chim lọt giọng mái khi yếu.

Thực tế chim yếu thì không có sức để hót giọng dài, mà chỉ ra các giọng mái là do con chim đã biết và học giọng mái từ trước đó.

Chính vì vậy, để không bị giọng mái thì bắt buộc chim bạn phải tách xa các chú chim có giọng mái.

Ngoài ra phải móc gần với nhiều chú chim khác, để nó nghe các giọng khác và từ đó quên đi giọng mái. Đừng móc 1 mình, nó sẽ ra giọng mái đó.

Giọng mái làm chú chim mình mất giá trị, và giọng đó làm nhiều người cứ nghĩ và phân vân con chim này là mái hay trống.

Đặc biệt là các chú chim mới bẫy về hoặc chim mua về lạ chủ, rất dễ ra giọng mái.

Hãy nhớ là chim nuôi nhiều sẽ đỡ có giọng mái, chim ra giọng mái khi buồn buồn móc 1 mình thôi.


4. Lối chơi

Ngoài giọng ra thì còn lối đánh hay lối chơi của chú chim nữa.

Bạn đừng nghĩ bản chất con chim có vậy, thực tế lối đánh cũng có học nữa nhé!

Vì vậy, thời nay nhiều người đầu tư sinh sản để chim học với các chú chim cha về giọng rồi lối đánh nữa.

Lối đánh đẹp mắt thì ai chả thích, rồi đi cầu đẹp. Gâm chim… tất cả đều là sự học hỏi và từ xuất phát ở chính bản thân người chủ.

Chính vì thế, bạn nên tập những điều tốt cho chim và đừng để nó học các lối xấu của các chú chim khác nhé!

Lời kết, chim chào mào rất dễ nuôi. Nhưng cũng không phải dễ nuôi là bạn sẽ nuôi thành công. Hãy sống với đam mê, nhưng hãy tập lối sống tốt-đẹp cho mình thì đừng quên tập cho chú chim mình những điều tốt như bài viết trên nhé.

Trên là phần kinh nghiệm của mình chia sẻ, nếu thấy có điểm gì cần bổ sung hoặc chỉnh sửa có thể comment phần bên dưới.

Cám ơn mọi người đã đọc tin.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn

Quảng cáo

Quảng cáo